Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới được lặp đi lặp lại theo một chu kỳ. Đây được xem là thông báo cho sự thay đổi về sinh lý và thể chất của một người phụ nữ. Vậy kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt có chu kỳ như nào? Vệ sinh ngày “đèn đỏ” làm sao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhất? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
Kinh nguyệt là gì? Các giai đoạn của một chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu tử cung do sự tụt giảm đột ngột của lượng Estrogen trong cơ thể có tính chất chu kỳ. Thông thường một chu kỳ kinh ở người mới có kinh sẽ từ 21-45 ngày (do lúc này buồng trứng đang phát triển) còn ở người trưởng thành sẽ từ 21-35 ngày.
Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn tăng sinh hay còn gọi là giai đoạn nang trứng
Đây là giai đoạn đầu tiên của một chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này trứng bắt đầu phát triển, và chính sự phát triển này sẽ làm cơ thể kích thích sản xuất estrogen và progesterone làm nội mạc tử cung dày lên.
Giai đoạn rụng trứng
Sau khi giai đoạn tăng sinh kết thúc sẽ đến giai đoạn rụng trứng. Ở giai đoạn này hormone Luteninizing xuất hiện khi Estrogen đạt mức cao nhất. Chính hormone này sẽ kích thích các nang trứng bị vỡ và đẩy trứng vào ống dẫn trứng.
Giai đoạn hoàng thể
Sau khi rụng trứng sẽ là giai đoạn hoàng thể. Các nang trứng sau khi bị vỡ sẽ phát triển thành một hoàng thể tiết ra Estrogen và Progesterone, hai hormone này là yếu tố giúp cho tử cung và niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho một quá trình mang thai bắt đầu.
Đồng thời, Estrogen và Progesterone cũng là yếu tố làm ức chế bài tiết các hormone ở tuyến yên, giúp ngăn chặn sự phát triển của các nang khác.
Giai đoạn kinh nguyệt
Nếu ở giai đoạn hoàng thể trứng không thể gặp tinh trùng để thụ thai thì hoàn thể sẽ bị thoái hóa, Estrogen và Progesterone giảm đột ngột, các tế bào nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa sẽ bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh và trứng.
Máu kinh sẽ đi qua lỗ mở ngoài tử cung để chảy ra âm đạo. Ống dẫn vào tử cung rất nhỏ vì thế thông thường trong một chu kỳ kinh sẽ kéo dài từ 3-5 ngày, một số người sẽ kéo dài đến 7 ngày.
Màu sắc máu kinh nguyệt được xem là bình thường khi có màu đỏ tươi. Lúc này nó phản ánh sức khỏe của bạn đang rất tốt. Nếu màu có màu khác như: Đỏ thẫm, đỏ cam, đỏ nâu, hồng nhạt… Thì lúc này cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề và cần phải gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.
Hướng dẫn bạn gái chăm sóc “cô bé” ngày đèn đỏ
Ngày “chị nguyệt” ghé thăm sẽ mang theo không ít phiền toái như: Đau bụng, cơ thể mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, chóng mặt,…. Tuy nhiên không vì thế mà chị em lơ là khâu vệ sinh nhé. Việc vệ sinh cần phải được đặt lên hàng đầu để có một sức khỏe tốt cũng như sức khỏe sinh sản được đảm bảo.
Trong ngày này, bạn gái cần lưu ý những vấn đề sau:
Vệ sinh ít nhất 2 lần một ngày
Điều chị em cần hết sức lưu ý đó chính là vệ sinh “cô bé” ít nhất 2 lần một ngày vào sáng sớm và buổi tối. Bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ được bác sĩ khuyên dùng hoặc có thể dùng nước của một số loại lá để rửa: Lá trầu không, lá khế, lá trà xanh….
Lưu ý: Dung dịch vệ sinh cần được bác sĩ tư vấn vì nếu dùng loại dung dịch không hợp dễ làm độ pH ở âm đạo thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
Không mặc đồ bó sát
Có rất nhiều bạn gái thích mặc đồ bó sát, và cũng không ít người nghĩ rằng mặc đồ bó sát để băng vệ sinh được cố định hơn khi dùng. Tuy nhiên đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Điều này sẽ khiến “cô bé” bị ngộp thở, không được thông thoáng. Môi trường bí bách đó là điều kiện tốt để vi khuẩn tấn công.
Mặc đồ lót chất liệu Cotton
Không chỉ riêng ngày “ đèn đỏ” mà trong tất cả các ngày khác bạn nên sử dụng đồ lót làm từ chất liệu Cotton. Đây là loại chất liệu có khả năng thấm hút cực kỳ tốt. Vì thế nó giúp cho “cô bé” luôn được khô thoáng và dễ chịu nhất.
Không quan hệ tình dục
Trong ngày hành kinh bạn gái không nên quan hệ tình dục bởi điều đó dễ làm tổn thương “cô bé”, không những thế vi khuẩn từ bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong hơn.
Ăn sữa chua
Nghe qua có thể bạn cảm thấy vô lý nhưng thực tế ăn một cốc sữa chua mỗi ngày đặc biệt là trong ngày “đèn đỏ” sẽ giúp “cô bé” được hạn chế viêm nhiễm một cách tốt đa. Các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ khiến các loại vi khuẩn tấn công “cô bé” không sống sót được.
Vì thế đừng quên bổ sung một ngày một cốc sữa chua nhé.
Kinh nguyệt là gì và một số hướng dẫn chăm sóc “cô bé” trong ngày đèn đỏ đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đây. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh nguyệt của bản thân mình cũng như có cách chăm sóc sức khỏe trong ngày hành kinh tốt nhất.