Chăm Sóc Sức Khỏe Ngày Đèn Đỏ Và Những Lưu Ý

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, nó xuất hiện khi đến tuổi dậy thì( từ 13-15 tuổi trở lên) và kết thúc ở tuổi tiền mãn kinh ( từ 50 tuổi trở lên ). Kinh nguyệt thường diễn ra 1 tháng một lần  theo một chu kì từ 21- 35 ngày/ chu kì.

Kinh nguyệt là yếu tố quan trọng phản ánh sức khỏe sinh sản ở nữ giới, vì thế trong ngày hành kinh chị em cần hết sức lưu ý đến việc chăm sóc sức khỏe để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh nhất, tránh viêm nhiễm xảy ra. Cùng ghi nhớ những lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe ngày “đèn đỏ” được chia sẻ trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Những dấu hiệu thông báo ngày hành kinh chuẩn bị  “ghé qua”

Kinh nguyệt thường diễn ra theo một chu kỳ, và chu kỳ đó ở mỗi người là khác nhau. Ở những người trưởng thành, chu kì kinh thường diễn ra từ 21-35 ngày, ở những người mới bắt đầu có kinh thì chu kì có thể kéo dài hơn từ 21-45 ngày. Sở dĩ có điều đó là do buồng trứng chưa phát triển toàn diện nên có thể kéo dài ngày hơn.

Một số các dấu hiệu cho thấy ngày hành kinh chuẩn bị đến đó là:

Dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn khi chuẩn bị đến ngày “đèn đỏ”
  • Dịch tiết âm đạo: Dịch tiết âm đạo thường tiết ra nhiều hơn ở những ngày chuẩn bị hành kinh. Dịch tiết này thường có màu trắng hoặc vàng nhạt và không có mùi.
  • Đau bụng: Tình trạng mà có đến 90% chị em gặp phải khi chuẩn bị đến ngày “đèn đỏ” đó chính là đau lâm râm bụng dưới. Một số trường hợp có thể đau dữ dội. Thông thường tình trạng đau bụng sẽ diễn ra từ 1-2 ngày trước khi hành kinh.
Mệt mỏi là tình trạng nhiều người gặp phải trước khi đến ngày hành kinh
  • Mệt mỏi: Dấu hiệu cho thấy ngày hành kinh sắp đến đó là cơ thể mệt mỏi, uể oải. Các triệu chứng phổ biến có thể thấy đó là: Đau nhức ngực, đau lưng, …
  • Da tiết nhiều dầu hơn: Một biểu hiện mà rất nhiều người gặp phải khi chuẩn bị đến ngày hành kinh đó là lượng dầu trên da mặt tiết nhiều hơn bình thường dù đã vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận. Tình trạng này thường diễn ra từ 3-5 ngày trước khi đến kì kinh.

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể gặp phải đó là: tâm trạng, cảm xúc thay đổi, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ….  Chị em có thể căn cứ vào các dấu hiệu này để có thể biết ngày “hành kinh” để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Các lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe ngày “đèn đỏ” bạn không thể bỏ qua

Việc chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe ngày đèn đỏ nói riêng cần được đặc biệt chú ý vì trong thời kỳ này nếu không chăm sóc cẩn thận thì “ cô bé” dễ bị viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Ghi nhớ một vài lưu ý sau để những ngày “đèn đỏ” luôn dễ chịu nhất nhé.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Vệ sinh âm đạo sạch sẽ 2 lần/ ngày

Vấn đề đầu tiên cần phải ghi nhớ trong việc chăm sóc sức khỏe khi đến kì kinh nguyệt đó chính là vệ sinh cá nhân. Bạn nên vệ sinh âm đạo ít nhất 2 lần 1 ngày vào buổi sáng và buổi tối bằng dung dịch vệ sinh hoặc có thể dùng các loại nước lá: trà xanh, trầu không.

Dung dịch vệ sinh không phù hợp sẽ làm thay đổi độ pH của âm đạo, khiến âm đạo khô hơn từ đó tạo môi trường thuận lợn cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Vì thế, nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại dung dịch phù hợp nhất nhé.

Lưu ý: Không được tự ý thụt rửa âm đạo, chỉ rửa bên ngoài.

Không mặc đồ bó sát

Trong những ngày này, bạn nên hạn chế tối đa việc mặc quần áo bó sát nhất là đồ lót vì nó khiến cho âm đạo không được thông thoáng. Nên chọn đồ lót làm bằng chất liệu cotton vì nó có khả năng thấm hút tốt

Tắm bằng nước ấm

Tắm với nước ấm dưới vòi hoa sen 1 lần một ngày

Trong những ngày này, tắm bằng nước ấm sẽ khiến cơ thể bạn thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

Lưu ý: Chỉ nên tắm 1 lần một ngày.

Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức

Hạn chế vận động mạnh vì nó dễ khiến cơ thể mệt mỏi và lượng máu kinh ra nhiều hơn. Vì thế trong ngày này bạn nên sắp xếp lại công việc để có nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.

Không sử dụng chất kích thích

Tránh không sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cafe….

Trong ngày đèn đỏ bạn nên tránh xa các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá… vì nó yếu tố dẫn đến việc lượng máu kinh ra nhiều, thời gian hành kinh dài hơn. Thậm chí trong một vài trường hợp có thể dẫn đến đau bụng.

Đặc biệt, việc sử dụng đồ uống có cồn dễ khiến ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể dẫn đến tình trạng say sỉn làm cơ thể càng thêm mệt mỏi.

Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong thực đơn ăn uống hàng ngày

Trong thực đơn ăn uống hằng ngày nên bổ sung nhiều loại rau xanh, đặc biệt là rau có màu xanh đậm bởi nó chứa nhiều sắt rất tốt cho cơ thể. Lượng vitamin dồi dào trong rau xanh và hoa quả sẽ giúp nạp thêm nguồn năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể được khỏe mạnh, tránh mệt mỏi.

Nếu bạn gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu thì có thể chia nhỏ các bữa ăn trong  1 ngày để ăn được ngon miệng hơn.

Lưu ý: Nên hạn chế tối đa việc sử dụng dầu mỡ và các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ vì nó dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Tránh ăn mặn vì thức ăn mặn làm tích tụ muối trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, tâm trạng không thoải mái…

Tránh không quan hệ tình dục

Tránh quan hệ tình dục vào ngày “đèn đỏ” để hạn chế viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Quan hệ tình dục là nhu cầu sinh lý của cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, trong ngày “đèn đỏ” bạn không nên quan hệ tình dục vì nó dễ gây viêm nhiễm, mắc các bệnh phụ khoa không mong muốn.

Trên đây là một số lưu ý quan trọng trong ngày “đèn đỏ” chị em hãy áp dụng để có được sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng –  1 năm 1 lần để nắm rõ nhất sức khỏe sinh sản của mình nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *