Bệnh Ho Là Gì? Nguyên Nhân Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu Quả

Ho là phản xạ thường gặp của cơ thể khi thời tiết thay đổi hoặc khi hít phải khói bụi, phấn hoa,… Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý hô hấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, người lớn tới người cao tuổi. Những cơn ho kéo dài có thể khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh ho là gì, có nguy hiểm không, làm sao để đẩy lùi bệnh tận gốc? 

Ho là bệnh gì? Các loại bệnh ho thường gặp

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các chất tiết, dị vật, vi sinh vật… có trong đường hô hấp (đường hô hấp trên và hô hấp dưới). Do đó, phản xạ này được coi là cơ chế bảo vệ hệ hô hấp của cơ thể.

Ho là phản xạ bảo vệ đường hô hấp của cơ thể
Ho là phản xạ bảo vệ đường hô hấp của cơ thể

Ho có thể rất ngắn nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày khiến người bệnh cực kỳ khó chịu, mệt mỏi. Ho có nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của từng loại mà tên gọi thường khác nhau. Những loại ho thường gặp phải kể tới:

  • Ho cấp tính: Là tình trạng ho diễn ra đột ngột, kéo dưới 3 tuần khiến người bệnh mệt mỏi, hơi thở khò khè, viêm họng, sốt, đổ mồ hôi ban đêm. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiễm khuẩn, tràn dịch phổi, dị ứng hay mắc các bệnh về đường hô hấp cấp,…
  • Ho khan: Tình trạng ho không chứa đờm. Khi ho, người bệnh có thể cảm thấy đau rát họng, tức ngực, đôi khi thấy đau ở vùng ngang rốn do cơ hoành bị co thắt, di chuyển lên xuống nhiều lần. Ho khan thường xuất hiện cùng bệnh cúm, ở người nghiện thuốc lá, khi ngửi  phải nhiều khói bếp, hoặc khi cơ thể bị cảm lạnh đột ngột. Nếu không kịp thời xử lý, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng như nhiễm trùng tai, viêm thanh quản, ung thư vòm họng,…
  • Ho có đờm: Đờm có thể nhiều hoặc ít, đặc sánh hoặc lỏng. Đây phản xạ của cơ thể nhằm loại bỏ dịch nhầy được tiết ra ở  niêm mạc đường hô hấp. Ho có đờm thường đi kèm với các bệnh như viêm phế quản, bệnh hen suyễn, viêm xoang,…
  • Ho gà: Là biểu hiện khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn. Các cơn ho gà thường kéo dài, dữ dội khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn do khi ho, áp lực lên lồng ngực gia tăng đáng kể. Khi bị ho gà, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như chảy nước mắt, đỏ mặt, mắt sưng,…
  • Ho ra máu: Thường gặp trong trường hợp bệnh nhân mắc lao phổi, hoặc viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản. Ho ra máu thường xuất hiện đột ngột, kéo dài trên 3 tuần. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng của mỗi người mà lượng máu có thể ra ít hoặc nhiều. Tuy nhiên, đây là triệu chứng của những bệnh lý hô hấp nguy hiểm, do đó, người bệnh cần đi khám ngay lập tức để có phương pháp điều trị kịp thời.

Ho có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, thời gian dài ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu do cảm cúm, cảm lạnh, ho có thể kéo dài vì ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp ho dai dẳng, người bệnh cần chú ý bởi nó có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ khí ngang, tràn dịch phổi, tổn thương thanh quản, hay gây viêm tai giữa, thậm  chí nguy hiểm hơn là bệnh lao và ung thư phổi.

Nguyên nhân gây ho phổ biến

Nói về nguyên nhân dẫn tới ho, có nhiều nguyên nhân gây ra ho, tuy nhiên, đa phần các trường hợp, ho là do các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản,… gây nên. Ngoài ra, ho cũng có thể xuất hiện do các tác động từ bên ngoài như môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi thất thường.

Những nguyên nhân gây ho thường gặp nhất
Những nguyên nhân gây ho thường gặp nhất

Một số nguyên nhân chính có thể dẫn tới bệnh ho phải kể tới:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Đây là nguyên nhân chính gây ra ho. Với trường hợp đường hô hấp trên bị nhiễm virus, ho có thể kéo dài từ 6-7 ngày ở trẻ nhỏ, 3 – 14 ngày ở người lớn.
  • Viêm phế quản: Ho là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm phế quản. Khi mắc bệnh, niêm mạc phế quản bị tổn thương, điều này kích thích cơ thể sản sinh ho. Nếu bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính, ho có thể kéo dài 3 tháng.
  • Giãn phế quản: Bệnh gây ra những cơn ho về sáng sớm. Ho thường đi kèm với đờm trắng.
  • Dị ứng và hen suyễn: Khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói bụi, hóa chất,… phổi sẽ cố gắng loại bỏ những yếu tố này bằng cách kích thích cơ thể sản sinh phản ứng ho.
  • Các bệnh lý về phổi: Các bệnh lý về phổi như lao phổi, áp xe phổi, bụi phổi, phổi tắc nghẽn,… cũng thường đi kèm với những cơn ho.

Ngoài ra, ho cũng có thể dữ dội với tần suất nhiều nếu niêm mạc mũi họng bị kích ứng khi gặp các yếu tố như khói bụi, ô nhiễm. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những  yếu tố tác động từ môi trường hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi bị ho, người bệnh cần đi khám để xác định nguyên nhân và có phương pháp loại bỏ phù hợp, tránh để lâu, bệnh biến chứng nguy hiểm.

Đâu là cách chữa bệnh ho tối ưu nhất hiện nay?

Không ít bệnh nhân khi bị ho đều chủ quan và cho rằng hiện tượng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, ho nếu không được xử lý kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần có hướng điều trị kịp thời để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực.

Hiện nay có nhiều phương pháp chữa ho như áp dụng mẹo dân gian, sử dụng thuốc Tây y, Đông y. Mỗi phương pháp đều có những mặt lợi, hại khác nhau, người bệnh muốn lựa chọn phương pháp phù hợp cần dựa vào tình trạng của bản thân để quyết định.

Mẹo dân gian chữa ho tại nhà

Trong dân gian có nhiều mẹo khác nhau giúp giảm các cơn ho. Các mẹo này được truyền lại qua nhiều thế hệ khác nhau, sử dụng nguyên liệu tự nhiên như mật ong, lá hẹ, chanh, quất,… nên an toàn, lành tính, nhất là với các bé bị ho. Một số mẹo thường được áp dụng phải kể tới:

  • Chữa ho bằng lá hẹ: Dùng lá hẹ tươi, sau khi rửa sạch, thái nhỏ thì hấp cách thủy với đường phèn. Ngày uống 2 lần/ ngày, có thể ăn cả phần lá hẹ. Áp dụng liên tục trong 5 ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
  • Chữa ho bằng mật ong: Người bệnh có thể pha mật ong nguyên chất với nước ấm rồi uống từ từ 2 lần/ ngày để giảm ho, tiêu đờm.
  • Chữa ho với lá húng chanh, quất, đường phèn: Dùng lá húng chanh rửa sạch, xay nhuyễn rồi hấp cách thủy với 4 – 5 quả quất cùng một chút đường phèn. Uống 2 lần/ ngày đến khi thấy giảm triệu chứng.
  • Chữa ho bằng tỏi: Dùng tỏi nướng chín, bóc vỏ cháy xay nhuyễn rồi pha với nước ấm uống 2 lần/ ngày.
Mẹo dân gian an toàn lành tính nhưng không chữa ho triệt để
Mẹo dân gian an toàn lành tính nhưng không chữa ho triệt để

Chữa ho bằng mẹo dân gian tại nhà an toàn, lành tính lại khá đơn giản nên được đa phần bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, dược tính từ thảo dược trong các mẹo này chỉ có tác dụng làm dịu cổ họng, dịu ho, không tác động tới căn nguyên gây ra bệnh. Do đó, đây không phải là biện pháp điều trị tối ưu nhất. Người bệnh chỉ nên áp dụng các mẹo này cho những trường hợp mới khởi phát và nên xem đây là các biện pháp hỗ trợ điều trị.

Chữa ho bằng thuốc Tây y

Nhiều người khi bị ho thường có thắc mắc bị ho uống thuốc gì. Thực tế, có nhiều loại thuốc tân dược trị ho khác nhau như kháng sinh, thuốc tiêu đờm, giảm ho,… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng nhất là:

Chữa ho bằng thuốc tây dễ gây tác dụng phụ và tái phát bệnh
Chữa ho bằng thuốc tây dễ gây tác dụng phụ và tái phát bệnh
  • Thuốc kháng histamin, chống xung huyết: Sử dụng cho trường hợp ho do kích ứng, có đi kèm với triệu chứng như chảy dịch mũi trắng.
  • Thuốc chữa hen: Áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị ho do hen. Thuốc giúp giảm viêm và lưu thông đường thở.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho trường hợp ho do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc giảm ho: Giúp ức chế các cơ ho. Thường gặp nhất là codein, dextromethorphan,… liều lượng thuốc tùy thuộc vào mức độ ho và độ tuổi của người bệnh.
  • Thuốc loãng đờm: Giúp loại bỏ dịch nhầy trong cổ họng và bài xuất ra ngoài khi ho.

Khi sử dụng thuốc tân dược, người bệnh cần lưu ý, đa phần các loại thuốc này đều chứa một phần tá dược, kháng sinh. Do đó, nếu lạm dụng thuốc hoặc sử dụng quá liều có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Trong một số trường hợp, thuốc cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc chữa ho cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chữa ho bằng Đông y, an toàn, hiệu quả bền vững

Chữa ho bằng Đông y hiện cũng là phương pháp được nhiều người tin dùng vì tính an toàn, hiệu quả bền vững tránh tái phát. Theo quan điểm của Đông y, có 2 nguyên nhân chính gây ra ho trong đó phải kể tới:

  • Ho do ngoại cảm: Các tà khí bên ngoài xâm nhập, tấn công cơ thể qua đường miệng, mũi hoặc qua da khiến phế khí mất tuyên thông, từ đó sinh ra ho.
  • Ho do nội thương: Ho do nội thương cũng có thể được chia thành nhiều loại, ho do tỳ sinh đờm khiến phế khí thông thông sinh ho, ho do can hỏa phạm phế khiến can khí uất nghịch hóa hỏa nung đốt phế gây ho, ho do phế hư tổn gây khó thở, ho do thận khí hư, thận thủy phiếm sinh đờm.

Để điều trị dứt điểm, Đông y thường đi sâu vào kiện tỳ, bổ phế từ đó tăng cường chức năng ngũ tạng, loại bỏ tác nhân gây ho. Giải pháp chữa ho từ Đông y không mang tới kết quả nhanh chóng mà cần thời gian để hoạt chất từ dược liệu thẩm thấu và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, hiệu quả phương pháp này vô cùng bền vững. Hơn nữa, Đông y cũng sử dụng những thảo dược tự nhiên trong điều trị nên không gây hại cho sức khỏe, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ em lẫn người già.

Bị ho nên kiêng gì, ăn để bệnh nhanh khỏi? Phòng bệnh thế nào?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới kết quả của quá trình điều trị. Muốn bệnh sớm khỏi, hạn chế tái phát, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể:

Bị ho nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng như cam, chanh, ổi, xoài, bưởi, dứa, rau xanh…
  • Thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường sức đề kháng như ngao, sò, củ cải trắng…
  • Thực phẩm mềm, dễ nuốt như súp, cháo, canh,… giúp hạn chế ma sát với niêm mạc họng bị tổn thương.
  • Uống nước mật ong ấm vào buổi sáng, trà gừng, trà bạc hà,…

Bị ho nên kiêng gì?

  • Đồ ăn, thức uống lạnh đá.
  • Thực phẩm cay nóng có thể khiến niêm mạc cổ họng bị kích ứng, gia tăng phản ứng ho
  • Món ăn nhiều mỡ, chiên giòn có thể gia tăng ma sát với cổ họng, khiến ho xuất hiện nhiều hơn.
  • Các loại thức uống như rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích, nước có ga,… có thể làm kích ứng niêm mạc cổ họng.

Làm sao để phòng tránh ho quay lại?

Bên cạnh chế độ ăn uống, để phòng bệnh ho quay lại, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng, ngực, bàn chân khi thời tiết thay đổi
  • Tránh xa các tác nhân gây hại, dễ kích ứng hô hấp như khói bụi, phấn hoa, lông thú,…
  • Uống nhiều nước nhằm tăng cường độ ẩm cho cổ họng, hạn chế khô rát,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên để cải thiện sức đề kháng của cơ thể.

Trên đây là một số thông tin về ho và một số loại ho thường gặp. Hy vọng chúng giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của gia đình và bản thân. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *